Các loại má phanh, bố thắng hiện nay, ưu nhược điểm của nó

Má phanh (bố thắng) có tác dụng làm giảm tốc độ xe mà ai cũng biết. Má phanh (bố thắng) được đặt tại bộ kẹp phanh và các chi tiết đẩy má phanh (bố thắng) trên đĩa được gọi là pít tông. Cũng giống như các phần quan trọng khác trên xe, má phanh (bố thắng) chịu tác động của việc ăn mòn và cần phải được thay mới trước khi chất lượng trở nên quá tệ.

Độ mòn của má phanh (bố thắng) được xác định bởi độ dày của lớp vật liệu ma sát. Vật liệu này là thứ giúp đĩa phanh giảm tốc độ và dừng lại bất cứ khi nào hệ thống phanh được sử dụng, và khi hệ thống điều khiển lực kéo hoặc hệ thống cân bằng điện tử (ESP) được kích hoạt để làm chậm một trong các bánh xe.

Vật liệu ma sát sử dụng bởi má phanh (bố thắng) sẽ quyết định loại má phanh (bố thắng). Tất cả các má phanh (bố thắng) đều phụ thuộc vào một tấm kim loại có chứa vật liệu ma sát trên đó, nhưng thành phần của vật liệu này sẽ quyết định cách thức hoạt động của những má phanh (bố thắng) này. Không có quy tắc chung nào về thành phần của má phanh (bố thắng) để khẳng định loại má phanh (bố thắng) nào là tốt nhất, và tất cả các loại khác có chất lượng kém hơn.

Những má phanh (bố thắng) tốt nhất cho xe của bạn tùy thuộc vào việc bạn muốn chúng đảm nhiệm chức năng gì. Một số má phanh (bố thắng) có chất lượng phù hợp hơn cho những hành trình đi lại hàng ngày trong tất cả các điều kiện thời tiết khác nhau, trong khi một số khác được thiết kế chỉ để sử dụng trên đường đua. Với những loại má phanh (bố thắng) phục vụ đường đua này, ngay cả mức hiệu suất cũng cao một cách đáng ngạc nhiên nếu so sánh với các loại má phanh (bố thắng) thông thường và việc sử dụng chúng trên đường phố công cộng là bất hợp pháp.

Nguyên nhân nằm ở thành phần của các loại má phanh (bố thắng) xe đua này, vốn dĩ được thiết kế để vận hành trong các điều kiện đặc biệt và những điều kiện này hoàn toàn khác những lộ trình đi lại hàng ngày. Dưới đây là phân tích chi tiết về việc này, cùng với đó là các thông tin quan trọng về các loại má phanh (bố thắng) và tính năng sử dụng đối với hầu hết các dòng xe.

Trước khi đi vào chi tiết, việc cần làm là kiểm tra hệ thống phanh định kỳ khi bạn mang xe đi bảo dưỡng, đồng thời mỗi khi bạn quan sát thấy hiệu suất phanh không phù hợp hoặc có dấu hiệu kém đi.

Đừng bao giờ “hà tiện” khi bảo dưỡng má phanh (bố thắng) và hãy luôn luôn chọn mua một cách sáng suốt. Các loại má phanh (bố thắng), đĩa phanh hay các chi tiết kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tuyệt đối nên “chống chỉ định” nếu bạn không muốn thách thức sự an toàn của chính mình và người khác.

Má phanh hữu cơ

Trước thập niên 70, tất cả các má phanh (bố thắng) đều có chứa amiăng, một loại chất được chứng minh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và bị cấm sử dụng cho má phanh (bố thắng) cũng như nhiều ngành công nghiệp khác. Sau khi các má phanh (bố thắng) chứa amiăng “tuyệt chủng”, má phanh (bố thắng) hữu cơ ra đời.

Những má phanh (bố thắng) loại này có chứa từ 10 – 30% kim loại, song phần còn lại của vật liệu ma sát được làm từ các loại sợi có nguồn gốc thực vật, các loại nhựa nhiệt độ cao và những vật liệu khác. Tùy theo tỷ lệ kim loại mà những má phanh (bố thắng) này có thể chứa Kevlar, các bon, cao su và thậm chí thủy tinh trong đó.

Ngoài ra còn có một loại má phanh (bố thắng) hữu cơ có tên gọi NAO kim loại thấp, nghĩa là má phanh (bố thắng) hữu cơ không amiăng. Loại má phanh (bố thắng) này có chứa nhiều kim loại hơn các má phanh (bố thắng) “hữu cơ hoàn toàn” và cũng có khả năng truyền nhiệt lớn hơn.

Hầu hết các nhà sản xuất uy tín và cao cấp đều sử dụng má phanh (bố thắng) hữu cơ khi chế tạo ôtô, song điều này chỉ áp dụng với khoảng hơn 50% xe mới. Trong khi đó, các hãng xe khác sử dụng những loại má phanh (bố thắng) khác nhau trong dây chuyền sản xuất của mình.

Má phanh (bố thắng) bán kim loại

Loại vật liệu ma sát của má phanh (bố thắng) thứ hai có tên gọi “bán kim loại” bởi 30 – 65% trọng lượng của chúng là kim loại. Người ta sử dụng rất nhiều loại kim loại khác nhau từ đồng, sắt tới thép để chế tạo loại má phanh (bố thắng) này. Phần còn lại của bề mặt ma sát được làm bằng các chất độn, chất tùy chỉnh và nhiều loại vật chất khác cần thiết để nâng cao hiệu suất và độ bền của má phanh (bố thắng).

Loại vật liệu ma sát của má phanh (bố thắng) này cực kỳ phổ biến trong ngành công nghiệp ôtô và được xem là loại má phanh (bố thắng) linh hoạt nhất trên thị trường. Những má phanh (bố thắng) dạng này rõ ràng có nhiều hạn chế song nhiều người tin rằng sử dụng má phanh (bố thắng) bán kim loại vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Tất cả tùy thuộc vào ứng dụng của nó.

Trước khi má phanh (bố thắng) bằng gốm ra đời, các má phanh (bố thắng) bán kim loại từng được xem là loại má phanh (bố thắng) tốt nhất trên thị trường. Hiển nhiên, tính hữu dụng cũng bị mai một khi công nghệ mới ra đời, song má phanh (bố thắng) bán kim loại vẫn có thể cạnh tranh với nhiều sản phẩm cao cấp khác, theo quan niệm của một số nhà sản xuất ôtô.

Má phanh (bố thắng) bằng gốm

Ban đầu, vật liệu ma sát của má phanh (bố thắng) bằng gốm được sử dụng như một giải pháp thay thế cho cả má phanh (bố thắng) hữu cơ và bán kim loại. Điều này đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực, song bởi một lý do chính đáng, đó là giá thành quá đắt đỏ của má phanh (bố thắng) bằng gốm khiến các nhà sản xuất và nhà cung cấp không có ý định sử dụng chúng để chiều lòng tất cả các khách hàng.

Má phanh (bố thắng) bằng gốm có chứa tỷ lệ gốm lớn tương tự như một món đồ gốm được sản xuất tại lò và được kết hợp với các sợi đồng (hay kim loại khác). Sau đó, việc pha trộn các vật liệu này sẽ đem lại hiệu suất lớn hơn và êm hơn so với các loại má phanh (bố thắng) khác.

Má phanh (bố thắng) bằng gốm được đánh giá cao bởi tuổi thọ kéo dài cũng như hiệu suất ổn định và nhất quán trong suốt “vòng đời” của chúng. Tuy nhiên, những má phanh (bố thắng) loại này đôi khi bị chỉ trích bởi “cảm giác” mà chúng mang lại trong quá trình vận hành, cũng như hiệu quả giảm sút ở điều kiện thời tiết lạnh so với má phanh (bố thắng) bán kim loại.

Loại má phanh (bố thắng) này không nên nhầm lẫn với hệ thống phanh bằng gốm-các bon, hệ thống được tìm thấy trên các siêu xe. Một số xe thể thao cao cấp đưa ra hệ thống này dưới dạng trang bị tùy chọn. Những xe này được cung cấp má phanh (bố thắng) bằng gốm, song đĩa phanh lại được làm từ vật liệu tổng hợp thay vì gang. Điều này đem lại mức hiệu suất cao nhất ở các xe thể thao, và cùng với đó là giá thành đắt đỏ và yêu cầu phải được làm ấm để đem lại hiệu suất tối ưu.

Ưu – Nhược điểm của các loại má phanh (bố thắng)

Như đã nói trong phần đầu, loại má phanh (bố thắng) hoàn hảo cho đến nay vẫn chưa được phát minh. Không có loại má phanh (bố thắng) đa dụng nào cho tất cả các ứng dụng khác nhau. Nó tùy thuộc vào việc bạn mong muốn làm gì với chiếc xe cần thay má phanh (bố thắng) mới. Với những ai đi làm hàng ngày, má phanh (bố thắng) hữu cơ sẽ đảm bảo đủ hiệu suất cần thiết, song má phanh (bố thắng) bán kim loại hay má phanh (bố thắng) bằng gốm cũng có thể đáp ứng nhu cầu.

Hầu hết các má phanh (bố thắng) hữu cơ đều sinh lực ma sát tốt mà không cần làm ấm trong bất kỳ trường hợp nào. Đồng thời, chúng cũng là loại có giá thành phải chăng nhất trên thị trường.

Điều không may là, mọi chuyện không thật sự suôn sẻ với má phanh (bố thắng) hữu cơ khi bạn đòi hỏi nhiều hơn ở hệ thống phanh, bởi chúng khiến bàn đạp phanh có cảm giác “yếu ớt” khi xe cần tăng tốc mạnh mẽ, và má phanh (bố thắng) hữu cơ thực ra không phù hợp với chế độ lái hiệu suất cao. Các má phanh (bố thắng) hữu cơ cũng có xu hướng bị mòn nhanh hơn so với các loại khác, song ít nhất chúng ít bị bám bụi hơn và êm hơn so với má phanh (bố thắng) bán kim loại.

Nếu chiếc xe bạn đang sở hữu cần chịu tải trọng lớn, hãy quên đi má phanh (bố thắng) bằng hữu cơ và lựa chọn má phanh (bố thắng) bán kim loại. Điều này cũng tương tự với những tay lái mong muốn đạt hiệu suất lớn trong các điều kiện off-road. Còn với những ai muốn cải thiện hiệu suất phanh trên đường phố hẳn sẽ phải đắn đo lựa chọn giữa má phanh (bố thắng) bằng gốm và má phanh (bố thắng) bán kim loại.

Má phanh (bố thắng) bán kim loại có độ mòn tăng dần trên các rôtơ, độ ồn lớn hơn và bám bụi hơn. Trong khi đó, má phanh (bố thắng) gốm có tuổi thọ sử dụng dài hơn song hiệu suất thấp hơn so với vật liệu ma sát bán kim loại và giá thành đắt đỏ hơn.

Mọi chuyện sẽ khó khăn hơn khi bạn đang tìm kiếm má phanh (bố thắng) cho các xe thể thao để chạy hàng ngày trên các đường đua. Má phanh (bố thắng) bằng gốm có thể không cần làm ấm trước khi sử dụng và cũng không có khả năng hấp thụ và tản nhiệt tương đương. Do đó các chi tiết khác của hệ thống phanh sẽ có xu hướng nóng lên nhanh hơn, dẫn tới làm giảm hiệu suất.

Ưu điểm chính của các má phanh (bố thắng) bằng gốm là tuổi thọ dài hơn và độ ổn định nhiệt độ khi sử dụng sau một thời gian dài. Chẳng hạn như, nếu bạn chỉ muốn chạy vài vòng trên đường đua nhỏ và sau đó quay trở về lộ trình đi lại hàng ngày, má phanh (bố thắng) bằng gốm sẽ là giải pháp phù hợp hơn dành cho bạn.

Nếu muốn chinh phục chặng đua lớn hơn và muốn đạt hiệu suất cao hơn, giảm bụi và ồn ở phanh, má phanh (bố thắng) bán kim loại nên là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là loại má phanh (bố thắng) tương tự, chịu ăn mòn nhiều hơn ở các rôtơ song cải thiện cảm giác khi lái xe nhấn bàn đạp phanh.

Vào cuối ngày, hãy nhớ tham khảo ý kiến của nhà sản xuất má phanh (bố thắng) hay chuyên gia về các hệ thống phanh trước khi bạn quyết định thay mới má phanh (bố thắng) cho xe.

Với các tay lái đi lại hàng ngày, má phanh (bố thắng) hữu cơ là giải pháp phù hợp nhất, cùng với đó là tùy chọn má phanh (bố thắng) bằng gốm khi muốn nâng cấp cho xe. Các xe thể thao của những tay lái đầy phấn khích có thể phù hợp với má phanh (bố thắng) bán kim loại hoặc má phanh (bố thắng) bằng gốm, tùy theo nhu cầu và mong muốn của chủ nhân. Hãy lựa chọn một cách sáng suốt và giữ an toàn trong suốt lộ trình chạy trên đường và những chặng đua.

Má phanh, bố thắng là gì?

Má phanh, bố thắng khi nào cần thay, cách kiểm tra độ mòn?